K'Ho Coffee

K'ho Coffee is a cooperative of families growing high-quality arabica coffee on Langbiang Mountain, Dalat Vietnam. 

Thanh Niên

Chàng trai Mỹ dưới chân núi Lang Biang

07:00 AM - 09/02/2016 Thanh Niên

Josh thử hương vị cà phê - Ảnh: Lâm Viên

Josh thử hương vị cà phê - Ảnh: Lâm Viên

Josh Guikema (năm nay 32 tuổi) làm việc cho Công ty Green Energy, chuyên tổ chức các tour du lịch bằng xe Vespa cho khách nước ngoài chu du khắp các tỉnh thành Việt Nam. Năm 2009, một lần đưa khách đến xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thưởng thức cồng chiêng, Josh bị cô gái K’Ho có làn da nâu duyên dáng Cơ Liêng Rolan (28 tuổi) “hớp hồn”. 

Josh và Rolan

Nhập gia tùy tục
mà. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống cùng vợ con tại đây. Tôi yêu vợ con tôi và mọi thứ ở miền đất này, đặc biệt
là cà phê 

Josh Guikema (Mỹ)

Josh kể, trong một lần anh đưa mẹ cùng đoàn khách đến Lang Biang thưởng thức cồng chiêng, mẹ anh bị cuốn hút bởi những vũ điệu của các sơn nữ người K’Ho. Sau khi xem Rolan múa hát và biểu diễn đàn tơ rưng, bà tới nói với cô: “Ước gì cô là con của tôi". Sau đó, Josh và Rolan trao đổi số điện thoại cho nhau, việc liên lạc giữa hai người không trở ngại nhiều vì vốn tiếng Anh của Rolan khá tốt. 

Còn Rolan kể, ban đầu làm quen với Josh, cô cũng chỉ nghĩ là một người bạn nước ngoài mến mộ mình thôi, nhưng Josh cứ liên tục “tấn công’’ khiến cô xiêu lòng. Giữa năm 2011 đội cồng chiêng của Rolan được mời xuống TP.HCM biểu diễn. Biết tin, Josh tới xem rồi đón cô đi chơi và giới thiệu với bạn bè. Kể từ đó, Josh nhiều lần tìm đến nhà của Rolan ở buôn Bnơr’C. Lần đến vào đúng thời điểm thu hoạch cà phê Arabica, Josh cũng theo mọi người mang gùi ra rẫy hái cà phê. Anh háo hức chạy khắp vườn, níu cành cà phê trĩu quả ngắm nghía, nếm thử những quả chín... 

Rolan nhớ lại: "Lần đó, Josh chính thức tỏ tình và nói sẽ bỏ công việc ở TP.HCM về làng em để sinh sống. Em không thể ngờ đúng một tuần sau, Josh lên nhà em thật, trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và gia đình”. Ban đầu Josh thuê một căn phòng tại Đà Lạt để ở và hằng ngày lái xe đến nhà Rolan phụ giúp cuốc cỏ, tỉa cành cà phê. Thời điểm đó, bố mẹ Rolan chưa thực sự tin tưởng tình yêu của Josh. Nhưng sau một thời gian dài thử thách, thấy chàng trai mắt xanh, da trắng, tóc ánh kim sống hòa đồng với mọi người, chăm chỉ làm việc đồng áng thì bố mẹ Rolan đồng ý “bắt chồng” cho con gái. 

Đầu năm 2014, đám cưới Rolan và Josh được tổ chức tại ngôi nhà thờ nhỏ ở làng Bnơr’C. Từ đó đến nay Josh ở rể tại ngôi làng nhỏ dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ.

K’Ho Coffee

Hiện nay Josh và Rolan sống trong ngôi nhà gỗ xinh xắn do chính anh thiết kế và xây dựng, nằm trên sườn đồi giữa vườn cà phê Arabica. Hai người đã có một con trai là Lee Henry Guikema Cơ Liêng. Là người từng nghiên cứu khá kỹ về cà phê, Josh nhận xét cà phê Arabica của Lang Biang “là loại cà phê ngon nhất”, nhưng người dân K’Ho ở đây lại không được thưởng thức, bởi đến mùa thu hoạch là họ bán luôn trái cà phê tươi. Từ đó, Josh bắt tay nghiên cứu chế biến. 

Cà phê hái về được tuyển lựa kỹ càng, sau khi phơi khô tự nhiên sẽ được rang và xay thủ công thành bột cà phê Arabica nguyên chất. Josh và Rolan mời bà con buôn làng thưởng thức, tiếp đó mời du khách trong và ngoài nước uống thử, ai cũng khen ngon. Cũng từ đây ý tưởng tạo thương hiệu K’Ho Coffee được triển khai. Đến năm 2014, Josh mang K’Ho Coffee tham dự hội chợ “Organic Famers’ Market” tại TP.HCM. Mục đích của đôi vợ chồng trẻ này là sản xuất, chế biến cà phê Arabica đạt chất lượng cao nhất. Josh đưa ra quy trình chăm bón, thu hoạch, bảo quản cà phê để đạt chuẩn Organic và hướng dẫn bà con làm theo. Sản phẩm làm ra Josh và Rolan thu mua với giá cao hơn giá thị trường. Cà phê hái từ rẫy về được rửa, phân loại, xay vỏ rồi phơi nắng chứ không sấy. Josh nói: “Phơi nắng mất 20 ngày cà phê mới khô, nhưng sẽ giữ được hương vị tự nhiên, cà phê có chất lượng ngon hơn”. 

Cũng ngay trong năm 2014, Công ty Coffee Real Speciality Coffee Roasters đến làng Bnơr’C khảo sát quy trình sản xuất K’Ho Coffee, sau đó đặt hàng vợ chồng Josh 20 tấn/năm. Đây là niềm vui, hạnh phúc của Josh và Rolan, nhưng vì quy mô sản xuất còn nhỏ, Josh đành phải từ chối để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa K’Ho Coffee. “Chúng tôi muốn thiết lập một thương hiệu cà phê mới tại Việt Nam, K’Ho Coffee”, Josh nói và giải thích thêm, đặt tên thương hiệu K’Ho Coffee là để nhấn mạnh tới sản phẩm cà phê đặc trưng do chính những người K’Ho ở chân núi Lang Biang này làm ra.

Năm 2015, nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến ngôi nhà nhỏ của Josh và Rolan để tận mắt xem quy trình thu hoạch, chế biến cà phê, đồng thời thưởng thức hương vị cà phê được rang xay tại chỗ. K’Ho Coffee được bán với giá 400.000 đồng/kg, có những du khách mua một lần 5 kg để làm quà. Hiện K’Ho Coffee được bán tại 7 cửa hàng ở Đà Lạt (2 cửa hàng), Nha Trang, Tuy Hòa, Đồng Hới, Hội An và TP.HCM. 

Khi được hỏi Josh có hài lòng với cuộc sống hiện tại, anh cười và nói tiếng Việt: “Nhập gia tùy tục mà. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống cùng vợ con tại đây. Tôi yêu vợ con tôi và mọi thứ ở miền đất này, đặc biệt là cà phê”.

Lâm Viên

VietNamNet

American cultivates the – K’Ho coffee brand

Last update: 14:00 | 10/05/2015

VietNamNet Bridge – Josh and his wife Rolan, a member of the K'Ho Cil tribe, have been regularly transporting coffee grown by her community near Lang Biang Mountain to Saigon since 2013.

Initially Josh, an American, was just trying to help the community find customers for their green arabica coffee beans, but over the past couple of years that has given rise to the impetus to create a branded roasted coffee product.

He first came to Vietnam in 2009 fresh out of a Michigan college to work for a Vietnamese travel agency specializing in organizing Vespa tours from Ho Chi Minh City to Nha Trang, Dat Lat and a number of south-western provinces.

In 2010, as luck would have it, he met Co Lieng Rolan while escorting a group of tourists to Mong Mo hill in Da Lat. They subsequently married, built a comfortable word-frame house and had a son. That is when Josh got his first taste of the coffee business.

Although at the time, the coffee business was all new to him, he quickly mastered the techniques of growing, harvesting and processing arabica varieties in the fertile volcanic high-altitude soils. 

But it was an organic farmers market in Ho Chi Minh City in 2012 that set him onto the idea of creating a brand for the community’s coffee. After the fair a large foreign coffee producer offered to purchase 20 tonnes of coffee annually after reviewing his operations.

Of course Josh turned down the offer because he wasn’t set up for that capacity of production, but the seed for the idea for the K’Ho Coffee brand for the community had been planted.

With a vision to creating a specialty coffee product that stood out from all the rest with uniqueness all its own, Josh scraped up the money to acquire a brand new 20 kilo CRM roasting machine.

He also came up with a simple design that is readily identifiable as the – the K’Ho Coffee’s label – which he has had copyrighted.

Since then Josh has also regularly convened groups from the community and led discussions that introduced the concept of specialty coffee, its place in the market, sustainability, and the importance of a transparency in the production methods used.

At these meetings the members of the local community have learned the importance of working collaboratively and sharing their different perspectives and techniques regarding coffee growing and processing. 

As a result a lot of information is now being shared and one can clearly sense a stronger community in the K'Ho Cil tribe.  All topics have been on the table at these discussions as they have touched on everything from the basics of hygiene and brewing to abstract latte art.  

Technology has played a vitally important role in the success Josh has had with developing the community’s brand to date and he has expertly extended his business by connecting with American and European businesses via the Internet.

One of the community’s marketing techniques is to cater to tourists at the foothills of Langbiang, which attracts hundreds of thousands every year. Many of these tourists have said that the community’s coffee is some of the most consistently clean and delicious that they have ever tasted.

This heart-warming story of a young American and his commitment to develop a coffee brand for the K'Ho Cil gives one a lot of faith that the brand will be bearing fruit for many years into the future.



Click 49

Lâm Đồng: Chàng rể người Mỹ và giấc mơ cà phê K’Ho

Thảo luận trong 'Báo Lâm Đồng' bắt đầu bởi Cupid11 Tháng 01 2016.

Gặp và yêu người con gái của núi rừng Langbiang, chàng trai 32 tuổi Joshua Guikema quyết định bỏ lại tất cả và làm rể trên cao nguyên Lâm Đồng. Chuyện tình đẹp của chàng trai người Mỹ và cô gái K’Ho đơm hoa kết trái với cậu con trai kháu khỉnh. Chưa dừng lại ở đó, họ lại cùng nhau thực hiện giấc mơ xây dựng thương hiệu cà phê dành riêng cho dân tộc K’Ho nơi đây.

Chàng rể của buôn làng


Buôn B’Nớr C những ngày cuối năm. Mùa này, cà phê đã thu hoạch xong. Một vụ rẫy nữa đi qua để nhường chỗ cho niềm hân hoan đón Tết cổ truyền. Tết năm nay, chàng rể người Mỹ Joshua lại sum vầy cùng gia đình nhỏ và bà con trong buôn làng của người K’Ho Cill dưới chân núi Langbiang của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Lũ làng ở đây đã quen, với hình ảnh chàng trai người Mỹ cao to với đôi mắt xanh sâu thẳm như đại ngàn hàng ngày băng rừng lên rẫy, chăm chỉ lao động như người bản xứ. Gắn bó với miền cao nguyên này ngót nghét 5 năm, khi được hỏi vì sao chọn ở lại Langbiang mà không trở về quê nhà, bằng giọng tiếng Việt trọ trẹ, Joshua trả lời: Tất cả vì cô ấy - vì Rolan!
 

Chàng trai người Mỹ tự tay hái chọn những quả cà phê Arabica chín đỏ tại vùng đất Lang Biang

Chàng trai người Mỹ tự tay hái chọn những quả cà phê Arabica chín đỏ tại vùng đất Lang Biang


Cuộc đời lang bạt. Năm 2008 Joshua rời nước Mỹ, bắt đầu làm việc cho một công ty ở Campuchia chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách nước ngoài. Những chuyến công tác kéo dài ở nhiều nơi khác nhau trong đó có cả Việt Nam. Đôi chân của Joshua in dấu khắp nơi, từ xứ biển Nha Trang, Đà Nẵng đến phố cổ Hội An hay thành phố sôi động bậc nhất là TP. Hồ Chí Minh. Rồi một ngày, chàng trai Mỹ đặt chân tới thành phố hoa Đà Lạt - Lâm Đồng. Tại đây Joshua lần đầu tiên gặp Cơ Liêng Rolan - khi ấy đang là nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ. Ngoài tuổi đôi mươi, cô sơn nữ Rolan kiêu hãnh như chú nai rừng. Gặp rồi mê tiếng đàn T’Rưng, say đắm nét duyên dáng của người con gái K’Ho. Joshua thiệt thà: “Tôi yêu cô ấy hồi nào không hay, thế rồi chọn ở lại luôn và làm đám cưới. Tôi thành chàng rể của người K’Ho”.

Cao nguyên này cách quê nhà nửa vòng trái đất, hỏi Joshua có thấy buồn không. Anh nói như đinh đóng cột, không đâu, mình ở đây vui mà, các anh chị em trong gia đình mình cũng đi làm việc khắp nơi trên thế giới. Ở đây Joshua có gia đình, có tổ ấm của mình. Thật vậy, ngôi nhà gỗ xinh xắn của Joshua và Rolan nằm giữa vườn cà phê, vươn vai hướng về phía núi Langbiang.
 

Joshua phơi nhân cà phê theo phương pháp thủ công nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

Joshua phơi nhân cà phê theo phương pháp thủ công nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.


Ngôi nhà gỗ do chàng rể Mỹ tự thiết kế. Rồi hai vợ chồng cùng bà con buôn làng mua gỗ về làm nhà. Trong căn nhà ấy hàng ngày đầy ắp tiếng nô đùa của chàng “hoàng tử” Henry Guikema Cơ Liêng - kết quả của mối tình chàng trai Mỹ và cô sơn nữ Rolan. “Ngôi nhà này cũng là nơi gia đình mình đón khách, quảng cáo sản phẩm cà phê K’Ho mà hai vợ chồng gây dựng thương hiệu” - chàng rể người Mỹ mở đầu một câu chuyện khác, câu chuyện về sản phẩm cà phê sạch của người dân tộc K’Ho giữa đại ngàn.

Cà phê của người K’Ho

Vùng Langbiang này, cà phê Arabica là đặc sản. Vốn yêu thích hương vị của loại thức uống mạnh mẽ cộng với kiến thức tích lũy khi còn là sinh viên ngành nông nghiệp, chàng trai người Mỹ đã nung nấu tạo một thương hiệu cà phê chất lượng cao xuất xứ từ vùng đất này. Được sự trợ giúp đắc lực của người vợ Rolan từng sinh ra và lớn lên cùng cây cỏ đại ngàn, cả hai nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê mang tên “K’Ho Coffee”. Rolan giải thích: “Mình là người con ở đây, chứng kiến cách người dân trồng cà phê từ lâu nên mình muốn giúp đỡ mọi người khẳng định thương hiệu cà phê của địa phương, xây dựng sản phẩm đặc trưng riêng cho người K’Ho”.

Nghĩ và làm. Khi triển khai, tiêu chí hàng đầu của Joshua - Rolan là cà phê phải trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng chất hóa học. Do đó, từ quy trình trồng đến sơ chế, thành phẩm phải làm thủ công hoàn toàn, tuân thủ quy định nghiêm ngặt vấn đề đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Vốn có kinh nghiệm trồng cà phê, hai vợ chồng Joshua và Rolan cứ miệt mài hướng dẫn quy trình trồng cà phê sạch như con ong chăm chỉ tìm mật giữa rừng. Họ hướng dẫn bà con cách trồng cà phê mà không sử dụng thuốc hóa học, chất kích thích, phân bón kém chất lượng… để đảm bảo theo chuẩn hữu cơ hoàn toàn. Đến mùa thu hoạch, cà phê được tuyển chọn kỹ càng với những quả chín đỏ mọng. Sau đó được đưa về nhà tách vỏ, ủ men, phơi nắng rồi đến công đoạn rang, xay cà phê, cho ra lò những mẻ thành phẩm nguyên chất, còn vương vấn cả hương vị cao nguyên nồng nàn.

Sau khi hoàn thành quy trình sản xuất, chế biến, họ lại tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm K’Ho Coffee. Bằng kinh nghiệm tích lũy từ những chuyến đi “phượt” trước đây tại Việt Nam, những mối quan hệ với bạn bè người nước ngoài, Joshua chịu trách nhiệm liên kết thị trường, tìm đầu ra và tìm cửa hàng quảng bá sản phẩm. Ngay tại “ngôi nhà trên cao nguyên”, họ cũng phục vụ các đoàn tham quan vườn cà phê, giới thiệu công đoạn chế biến sản phẩm và dùng thử cà phê miễn phí. Joshua nói: “Hiện nay đã có 7 cửa hàng trong cả nước sử dụng sản phẩm cà phê của chúng tôi và làm kênh phân phối tiêu thụ. Trong đó Đà Lạt có hai cửa hàng, các thành phố lớn khác như Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh cũng có cửa hàng giới thiệu cà phê K’Ho”.

Hiện nay, ngoài diện tích cà phê của gia đình, Joshua - Rolan còn liên kết với các hộ trồng cà phê Arabica trong vùng với tổng diện tích 50 ha làm vùng nguyên liệu riêng. Nhờ tuân thủ quy trình chuẩn, cà phê tươi được mua lại với giá cao hơn thị trường giúp bà con tin tưởng, duy trì phương pháp trồng cà phê sạch. Tin mừng là K’Ho coffee đã có chỗ đứng. Nhiều đoàn khách du lịch, đoàn tham quan, cả khách tây lẫn khách ta, đã tìm đến ngôi nhà gỗ trên cao nguyên, trải nghiệm vườn cà phê giữa triền đồi, nếm thử một ngụm cà phê nguyên chất và phải thốt lên: Ngon thế ! Vị du khách người Nhật Bản Masanori Hatanaka không ngần ngại chia sẻ: “Tôi và sinh viên đã đến thăm vườn cà phê K’Ho của Josh. Chúng tôi rất ngưỡng mộ dự án của anh ấy với những vườn cà phê chất lượng tuyệt vời, chúc anh ấy và gia đình thành công”.

Ước mơ của chàng rể người Mỹ Joshua cùng người vợ Rolan chưa dừng lại. Họ sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu cà phê cho người K’Ho và phát triển rộng ra trên những vùng đất khác. Chuyện tình yêu tựa như huyền thoại đã nẩy mầm cho một hoạch định táo bạo của chàng trai người Mỹ và cô gái K’Ho. Chúc cho câu chuyện ấy có một cái kết viên mãn, như chuyện tình yêu thần thoại dưới chân ngọn núi Langbiang tình sử!
 

Bài và ảnh: Nguyễn Dũng (Báo Tin Tức, 11/01/2016)

VietnamFDI

 

“Thánh đường K’Ho nâu” của chàng rể Tây

Không có màu đen, đen tuyền, đen đậm như một số loại cà phê khác, K’Ho Coffee sóng sánh màu nâu. Josh Henry Guikema, người tạo ra thương hiệu và mùi vị K’Ho Coffee nói rằng, thật ngẫu nhiên khi màu cà phê anh tạo ra lại như màu mắt của Cơ Liêng Rolan, cô gái dân tộc K’Ho mà anh lấy làm vợ…

Tây Nguyên là nhà

Đến Việt Nam từ năm 2009 từ quê hương Hà Lan, Josh Henry Guikema chưa hề biết tương lai sẽ dẫn dắt mình đến với vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, đầy nắng gió nhưng ngập tràn hoang sơ cùng rất nhiều điều chưa khám phá.

Bắt đầu làm việc trong một công ty chuyên tổ chức các tour bằng xe vespa cho khách nước ngoài từ TP.HCM đi Đà Lạt, Nha Trang hoặc các tỉnh miền Tây, bước chân đi giúp Josh dần cảm nhận, yêu mến và gắn bó với con người, cảnh sắc và văn hóa Việt. “Nhất là các cô gái Việt Nam, rất xinh”, Josh nói bập bẹ giọng tiếng Việt lơ lớ, hấp háy đôi mắt.

Một năm sau, trong một chuyến tổ chức tour vespa TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang – TP.HCM, Joshua lần đầu tiên gặp Rolan.

Đó là cuộc gặp, theo Rolan, là “định mệnh”. Khi đó, cô gái có làn da cùng đôi mắt nâu đang biểu diễn và múa cồng chiêng trong một chương trình văn hóa ngay dưới chân núi Lang Biang. Josh biết mình sẽ gắn bó với Đà Lạt, với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này khi nhìn vào ánh mắt Rolan.

Không quay về Hà Lan nữa, nơi có bố mẹ cùng đại gia đình hơn 10 người, chàng trai ở xứ sở cối xay gió chọn Việt Nam, chọn buôn làng Bon Bnor C làm nơi chốn gắn bó cả cuộc đời.

Và dĩ nhiên, là cũng với Rolan. Tháng 1/2014, ở một ngôi thánh đường nhỏ nhưng ấm cúng, Josh trao nhẫn cho Rolan. Cô gái K’Ho thẹn thùng hôn người yêu cao hơn hẳn một cái đầu.

Josh nghỉ việc, gom góp mọi thứ rồi cùng Rolan và buôn làng chung sức dựng một căn nhà gỗ ấm áp giữa một vườn cà phê bát ngát, tựa vào sườn đồi nhìn ra ngọn núi đôi Lang Biang – nơi mỗi chiều, Rolan lại kể cho Josh nghe câu chuyện tình bất hủ của chàng Lang và nàng Biang trong truyền thuyết người K’Ho.

K’Ho Coffee là nghiệp

Sau đó gần một năm, bé Lee Henry ra đời, Josh loay hoay nghĩ cách tạo nguồn kinh tế cho gia đình. Ở giữa bạt ngàn cà phê, Josh bàn với Rolan xây dựng lại quy trình trồng, thu hoạch, xử lý, rang xay… để tạo ra thứ cà phê từ chính bàn tay của đồng bào Rolan – người K’Ho.

Arabica là loại cà phê trồng phổ biến ở cao nguyên Lang Biang, Josh đã say vị cà phê này ngay lần đầu tiên khi Rolan mời anh về buôn. Hoàn toàn làm thủ công, từ đôi tay và giọt mồ hôi của người K’Ho, Josh hướng dẫn buôn làng của anh tập giã cà phê tươi, đem phơi khô, sau đó rang thử và xay thành bột cà phê arabica nguyên chất.

Sau rất nhiều thử nghiệm, năm 2012, Josh và Rolan đã bán được một túi cà phê arabica lụa cho du khách theo phương pháp rang tay thủ công. Và cứ thế, đến năm 2013, từ một túi 1kg ban đầu đó đã tăng lên một tấn cà phê!

Năm 2014, dù chưa hết mùa thu hoạch cà phê nhưng vợ chồng Josh và Rolan đã tạo thêm nhiều việc làm cho những người trong gia đình, họ hàng của Rolan và sau đó là cho cả quê hương thứ hai của anh.

Josh cho biết, mục tiêu của hai vợ chồng là tạo mối liên hệ mật thiết giữa người uống cà phê muốn được thưởng thức loại cà phê arabica nguyên chất theo phương pháp rang thủ công truyền thống với người nông dân.

Ngôi nhà gỗ nhỏ trên sườn đồi buôn Bon Bnor C của Josh và Rolan giờ tấp nập du khách đến vừa thưởng thức K’Ho Coffee, vừa hòa mình vào đời sống, văn hóa của người K’Ho nơi đây.

Doanh nhân 31 tuổi này cho biết, một điểm khác biệt của K’Ho Coffe là cà phê sạch, nghĩa là trong quá trình cây cà phê lớn, người K’Ho không sử dụng phân bón hóa học, thuốc sâu mà chỉ sử dụng phân hữu cơ, bền vững và có lợi cho môi trường.

Bất chấp sự “xâm lấn” của các nhãn hiệu cà phê nổi tiếng thế giới và Việt Nam, Josh vẫn tự tin K’Ho Coffee sẽ luôn là thứ cà phê mang lại hương vị arabica thuần túy nhất, tinh khiết nhất, giống như cảm giác đầu tiên khi Josh được nếm ly cà phê Rolan pha, ngay giữa buôn Bon Bnor C.

Và, cứ mỗi chiều, sau khi mệt nhoài với đặc quánh mùi vị cà phê, sau bữa cơm chiều với không khí lành lạnh giữa núi rừng Tây Nguyên, Josh lại nếm thử hàng chục vị arabica do anh nghĩ ra.

Bên hiên ngôi nhà gỗ, Rolan hát ru Lee Henry bằng bài ca của người K’Ho, “Bic bic Nu bic, Bic mắt ong mê bic, Ang mắt ong mê luh…”, (dịch nghĩa: Con ơi con hãy ngủ đi, con hãy ngủ ngon giữa đại ngàn, con muốn ngủ thì con hãy ngủ đi).

Theo Việt Điền (Doanh nghiệp & Đầu tư)

VTV3

Chuyện tình của Josh (một chàng trai Mỹ) và Rolan (một cô gái người K'Ho) và thương hiệu K'Ho Coffee của 2 người. Phóng sự có sử dụng tư liệu do Khu du lịch Làng Cù Lần cung cấp.

Vtc16 Trailer

Kênh Truyền hình Nông nghiệp Nông thôn - VTC16 Website : WWW.VTC16.VN Tổng Đài: 19006145 Email: vtc16@vtc.vn Facebook: https://www.facebook.com/3NTVVN Địa chỉ: Kênh Truyền hình Nông nghiệp Nông thôn - VTC16,Tầng 8, Tòa nhà VTC Tower số 23 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội