K'Ho Coffee

K'ho Coffee is a cooperative of families growing high-quality arabica coffee on Langbiang Mountain, Dalat Vietnam. 

Meet You on the Road: Adventures through Asia (Blog)

Finding the Perfect Coffee Farm in Dalat, Vietnam

FEBRUARY 21, 2017

If you’re in Dalat (Đà Lạt), then you probably know the two things that make it famous: wine and coffee. I was keen on taking a tour of both types of plantations, but finding the right option without taking a guided tour was hard to come by.

It wasn’t until I was sitting in One More Cafe, skimming the menu that I noticed their coffee came from K’Ho Coffee. The K’Ho are an ethnic minority in the highlands surrounding Dalat. This particular plantation employs the local people, and strives for a sustainable and organic approach to their arabica coffee. I shot them a quick message and headed over with my 2 friends. The small plantation is about a 20 minute drive out of Dalat and is best approached by motorbike.

At the end of a narrow, hilly road was a little wooden house with the logo. In fact, we missed it entirely, but thankfully one of the locals spotted us and pointed us in the right direction.

final-05234.jpg

 

 

As soon as we parked out bikes, we were greeted by Dijek, who just started working there a day earlier! He immediately brought us through the house out to the back which revealed a long slope into a valley with plantations and greenhouses covering the landscape. Dijek was great. He brought us through the plants and under branches to find coffee beans at all different stages of growth. He explained their commitment to organic growth – such as using peanut grass to fix nitrogen into the soil and planting larger trees to provide natural shade. We sampled some of the beans and fruits right off the trees – although I’m not sure why. And he was happy to answer any questions we had. We then sat down in a little wooden shack and enjoyed coffee than had just been roasted on site earlier that day. We sampled their arabica made from green and yellow beans, and a new coffee tea they were testing.

Over our drinks, Dijek went into more detail about the plantation’s plans for the community. They are attempting to partner with other K’Ho farmers and convince them to grow coffee in the same way, while eliminating the middle man – in order to improve their income. He saw it as a very important duty to help raise up the entire community through these actions. He also mentioned the cooperative’s expanding business, such as creating a homestay on the farm and exporting to new countries like Indonesia. I think we sat and talked to him for over an hour about their plans and the history of this farm.

 

 

Overall it was a great experience. There wasn’t any of that touristy stuff going on. We weren’t whisked off a bus to see some plants then asked to buy coffee. We talked to the actual employees, sampled fresh coffee, and then learned about the goals of the plantation. It was one of the most authentic tours I’ve had in Vietnam – not like Ha Long bay.

I highly recommend going here if you care about coffee! But send them a message on Facebook or their website first because they can only handle a small number of visitors at a time.

Ghiền Cà Phê

Chuyện quán cà phê nhỏ dưới chân núi Langbiang

By Ghiền Cà Phê on 7 September, 2016

Không gian thưởng thức ở K’Ho Coffee chỉ tầm 10m2, sức chứa không quá 10 khách. Để đến đây, mọi người truyền miệng nhau: “Từ trung tâm Đà Lạt tìm đường đến bưu điện Lạc Dương rồi hỏi đường vào nhà thờ Tin Lành, K’Ho Coffee ở kế bên đó.” Vậy mà không chỉ khách du lịch, mà cả những người sành cà phê trong và ngoài nước đều tìm đến đây? Điều gì đã khiến K’Ho Coffee cuốn thu hút đến vậy?

Quán cà phê trong vườn cà phê 40 năm tuổi

Bao quanh không gian thưởng thức cà phê 10m2 ấy là một khu vườn cà phê rộng gần 1 hecta đã 40 năm tuổi. Không khí ở đây se lạnh và trong lành. Vườn cà phê có trồng xen lẫn hồng giòn, chanh dây . Bạn có thể đi dạo trong vườn, nghe tiếng dế kêu và ngắm núi Langbiang từ xa.

K’Ho Coffee bên trong nông trại K’Ho, phía sau xưởng rang K’Ho

K’Ho Coffee bên trong nông trại K’Ho, phía sau xưởng rang K’Ho

Nếu đến K’Ho Coffee từ độ tháng 10 – tháng 12 hàng năm, ngay mùa thu hoạch, hãy hái trái cà phê và thử vị của nó nhé. Cà phê là một loại quả thuộc họ cherry, có vị ngọt và thanh. Đó cũng là lý do vì sao cà phê specialty* (tạm dịch là cà phê tinh hoa – GCP) có hậu vị ngọt mà không cần thêm bất kỳ thành phần nào khác.

“Cà phê với chị là một loại trái cây, ăn tươi thì ngọt, vỏ có thể làm trà, nhân thì làm đồ uống. – Rolan”

“Cà phê với chị là một loại trái cây, ăn tươi thì ngọt, vỏ có thể làm trà, nhân thì làm đồ uống. – Rolan”

Phía trước là nhà kho, xưởng rang và showroom của K’Ho Coffee. Nếu may mắn, bạn có thể tận mắt chứng kiến quá trình rang cà phê – biến hạt cà phê nhân không mùi vị thành một hạt cà phê thành phẩm với hương vị vô cùng tuyệt vời.  Quá trình rang cà phê được điều khiển để xác định 3 hương vị chủ đạo của cà phê – ngọt, chua, đắng. Rang càng lâu, hạt cà phê thành phẩm càng giảm vị chua và tăng lên vị đắng. Cà phê sẽ ngọt nhất khi nó nằm giữa vị chua và vị đắng. Tất nhiên, quy trình rang này không cần bỏ bất kỳ hương liệu hoặc thành phần nào khác.

Nhà kho, xưởng rang và showroom của K’Ho Coffe

Nhà kho, xưởng rang và showroom của K’Ho Coffe

Trò chuyện với Rolan – sáng lập kiêm nông dân, kiêm barista, đại sứ thương hiệu

Trừ khi đi vắng, lúc nào Rolan sẽ tự tay pha cà phê cho khách. Bạn có thể hỏi Rolan bất kỳ thứ gì về cà phê. Dù bạn mới thử specialty coffee lần đầu hay đã nghe qua chuyện tình của Josh và Rolan rồi mới tò mò đến đây.  Dưới đây là một đoạn Ghiền Cà Phê cùng với một đoàn khách – đa phần đều chưa uống cà phê specialty lần nào.

Từ trái sang: Cà phê thu hoạch trái chín – cà phê sơ chế honey – cà phê nhân – cà phê thành phẩm

Từ trái sang: Cà phê thu hoạch trái chín – cà phê sơ chế honey – cà phê nhân – cà phê thành phẩm 

Từ trái sang: Cà phê thu hoạch trái chín – cà phê sơ chế honey – cà phê nhân – cà phê thành phẩm 

“Rolan đã lớn lên cùng gốc cà phê. Vùng Langbiang với những đồi cà phê có độ cao trên 1500m là một trong số ít những nơi trồng được arabica – giống cà phê được cả thế giới ưa chuộng. 

Để phụ giúp gia đình, Rolan đi làm nhiều nghề. từ kế toán, ca hát, rồi  khi làm hướng dẫn viên du lịch thì gặp anh Josh – một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ thích đi phượt. Hai anh chị trao đổi về cà phê và dường như tìm được điểm chung vậy. Anh ấy vào làm rẫy cà phê cùng gia đình chị. Ba mẹ Rolan cho anh ấy vài gùi chế biến thử, rồi gửi đi mấy đơn vị testing ở nước ngoài, không ngờ được tới 88-89 điểm**. Những chuyên gia ai cũng bất ngờ, vì không nghĩ cà phê Việt Nam lại có thể ngon đến vậy?

Sau đó, anh chị lấy nhau. Và bọn chị quyết định làm cà phê specialty.” 

Hỏi Rolan về sự khác nhau giữa làm cà phê specialty với cà phê truyền thống, Rolan còn kể cho chúng tôi nghe về chuyện hỗ trợ người đồng bào K’Ho và phát triển văn hóa của người đồng bào nơi đây.

“Làm cà phê specialty, bọn chị làm kỹ hơn rất nhiều, tốn công nên giá đầu ra cao. Đó là quy trình from seed to cup (Tạm dịch: từ hạt giống đến ly cà phê – GCP). Bất kỳ một giai đoạn nào trong quy trình không ổn đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Nhiều lúc cũng nản, nhưng chị nghĩ đến việc giúp gia đình trả nợ, hỗ trợ người K’Ho không ép giá và giới cà phê trên thế giới có cái nhìn khác về cà phê Việt Nam. Với chị, làm cà phê là đam mê cũng là cái để giải quyết vấn đề. 

Vừa trả lời, chị vừa pha cà phê cho chúng tôi.

“Do có nhiều bạn chưa uống cà phê specialty lần nào, nên chị sẽ pha loại arabica rang vừa. Vị  không quá chua và hậu ngọt nhẹ. Pha pour over sẽ giúp cà phê chiết xuất được nhiều hơn so với pha phin. Thông thường, nếu các bạn mua về nhà pha phin, chị sẽ rang hơi đậm, để vị vẫn vừa uống. ” 

“Sắp tới mùa thu hoạch, Rolan dự định sẽ tổ chức những coffee tour để mọi người được trải nghiệm quá trình làm cà phê. Ngoài farm tại đây, chị còn có 2 farm ở nơi khác, đường đi leo đồi trắc trở, lái xe lên cũng như tụi em đi phượt vậy.  Một công đôi việc luôn.” 

Trên đường lên farm khác của Rola

Trên đường lên farm khác của Rola

Buổi nói chuyện khá vui vẻ, Rolan còn kể cho chúng tôi nghe về chuyện tình của Josh và Rolan, chuyện trồng chuối có lợi thế nào khi kết hợp với trồng cà phê, chuyện chị sang Bali hướng dẫn trồng cà phê hữu cơ ra sao. Thay cho lời kết, GCP xin trích lại cảm nhận của một bạn lần đầu thưởng thức cà phê specialty.

Cà phê màu cánh gián chứ không phải đen, sánh, đậm. Uống vào không đắng vừa, vị thanh và có hậu ngọt. Vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa vị khi pha drip và pha aero press (cười) nhưng sẽ mua 2 gói – 1 rang nhẹ và 1 rang đậm về để uống thử. Khẩu vị cũng là một thứ cần phải tập mà. Nghề chơi thật lắm công phu. Mà thật lòng thì, ở đây rồi chẳng muốn về Sài Gòn nữa, cà phê ngon và không khí trong lành quá!” 

“Không chỉ cà phê, mà đường vào làng K’Ho với những ngôi nhà có cửa nhiều màu sắc và những đôi mắt của em bé người K’Ho cũng cuốn hút chúng tôi. Ảnh: K’Ho Coffee.”

“Không chỉ cà phê, mà đường vào làng K’Ho với những ngôi nhà có cửa nhiều màu sắc và những đôi mắt của em bé người K’Ho cũng cuốn hút chúng tôi. Ảnh: K’Ho Coffee.”

Giải thích thuật ngữ

*Specialty coffee: Tạm dịch là cà phê tinh hoa – người sành sẽ thưởng thức như kiểu rượu vang vậy. Một ly cà phê specialty ngon hội tụ bởi nhiều yếu tố từ loại cà phê, phương pháp chế biến, cấp độ rang, kích thước hạt xay cho đến cách thức pha chế. Thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong quy trình này, hương vị cà phê cũng sẽ thay đổi.

** Điểm đánh giá cà phê: Trên thế giới, có các hiệp hội cà phê specialty với những chuyên gia nếm cà phê dựa trên các yếu tố như độ ngọt, tính axit, hương vị…

***From seed to cup: tạm dịch là từ hạt giống đến ly cà phê –  thuật ngữ hay dùng để diễn tả quá trình làm ra một ly cà phê specialty.

The Specialty Coffee Chronicle

The Blossoming Coffee Culture of Southeast Asia

By The Specialty Coffee Chronicle on April 27, 2016 

By Bronwen Serna, The New Black

By Bronwen Serna, The New Black

I wake up every day in my new neighborhood and see myriad people begin their day. Like every morning all over the world, their day often begins in the common gathering place–the local cafe. What’s different for me now is that my days are currently spent in Southeast Asia, in the small country/city-state of Singapore.

In one end of my neighborhood, there is an amazing market with hawkers serving traditional food and coffee. Here, the kopitiam (kopi: Malay for coffee and tiam: Hokkien for shop) is where many Singaporeans and Malaysians begin their day, and use as their typical hangout throughout. These traditional-style coffeeshops or stands are all over Southeast Asia, from Hong Kong to Indonesia, serving varying traditional styles of coffee and tea: usually strong, and usually served sweetened with milk. Surrounding my local kopitiam are evolving artsy boutiques, galleries, bakeries, and cafes catering to an ever-increasing and ever-curious new generation of consumer, intrigued with Western styles of taste and culture. The dichotomy of the kopitiam for elders and locals, and Third Wave specialty coffee joints for the younger generation and foreigners, represents the current state of specialty coffee and traditional coffee ideas co-existing, influencing, and competing with one another.

Over the past five years, increasing globalization has brought new opportunities to emerging markets all over Southeast Asia. Among the fastest-growing is the coffee industry, introducing Western/European-style coffee into these markets, which has been met with equally fast-growing interest: In Seoul, South Korea alone, there are now hundreds of small nano- and micro-roasters. China saw its first Starbucks over a decade ago and continues to grow rapidly. Major cities in coffee-growing regions such as Jakarta, Bangkok, and Denpasar now have specialty coffee shops roasting and serving locally grown coffee, and local infrastructure for importing green coffee is being established. It’s an exciting time for specialty coffee in the region due to increasing interest in the coffee industry on the part of both professionals and consumers.

What does this mean for specialty coffee in Southeast Asia? First and definitely foremost, it means many more opportunities to introduce a local market to better coffee. Secondly, it means opportunities for increasing innovation and education in new markets. Finally, it means increasing consumer growth in awareness of and demand for specialty coffee.

I asked a few colleagues and friends in specialty coffee within Southeast Asia to share their thoughts; there is an overwhelming positive response as well as many hurdles to overcome.

Many agree that there is rapid growth. Silvester Samonte from Origin Coffee Network and current Filipino Barista Champion, remarks, “Quality is not driving growth, rather availability and diversity of experiences [are].” This is not necessarily a bad thing, because these markets are very deeply rooted in innovation and developing unique experiences. Coffee Academics in Hong Kong strives to create a powerful sensory experience for its guests through varying stations of brewing coffee and tea, as well as by being innovative in creating specialty beverages highlighting their coffee.

Karen Chu, publicist for Coffee Academics, remarks, “the Southeast Asian coffee scene is vibrant, energetic, and full of interesting coffee ventures. From the farms in Indonesia and Thailand producing world-class coffee, to new independent cafes sprouting up in all the major cities in the region, there is lots going on and many exciting new ventures. That’s why we have chosen Singapore to be our first market outside of Hong Kong.”

Indeed, this is certainly true, especially in Singapore–the likes of Common Man Coffee Roasters, Papa Palhetha, and Nylon Coffee Roasters have now paved the way for many other specialty coffee roasters to take risks and introduce the concept of specialty coffee to the Singapore market.

In Vietnam, the scene is becoming a vibrant one, where focus is on improving quality as well as awareness of Vietnamese specialty coffee. Josh Guikema and Rolan Co Lieng started K’Ho Coffee in 2012 to produce specialty coffee from Rolan’s family coffee farm in the mountains outside Dalat, Vietnam. Nguyen Canh Hung of Bosgaurus Coffee states that since 2014 consumers have slowly begun changing their perception of coffee, but that espresso and espresso-based drinks are still a relatively new concept that local consumers are trying to embrace.

Education and continuing innovation are important in these emerging markets in order for growth to occur and be sustainable. It’s one thing to introduce the concept of specialty coffee into these markets, but another, much larger challenge to get consumers to support and sustain it. Many consumers still view specialty coffee as “trendy” and “new,” and are not quite sure why it is important in the larger scheme of the food and beverage industry. For Western expatriates/foreigners/tourists in Southeast Asia, the fact that they can get this small luxury far from home is amazing, and they need little to no convincing. When you have a foreign concept in competition with cultural norms and traditions, it takes more time for locals to come to terms with it as part of their new normal. Many roasters and cafes in the area are helping their local consumers to become more aware and accepting through classes and programs from SCAA and SCAE, as well as independent educational workshops and tastings.

Much of the Southeast Asian specialty coffee industry incorporates these influences in its cafes. One sees heavy influence from Australia, New Zealand, and Japan due to their proximity to Southeast Asia. Cafes must serve great food and have a particular look and feel, in addition to an extensive and creative coffee menu, in order for an increasingly discerning public to take them seriously. Despite the challenges, it is exciting to see the industry creatively expand the concept of specialty coffee to cross over into other industries such as fashion, design, etc. Karen Chu, from Coffee Academics, points out, “We are seeing coffee startups embracing local culture and creating unique offerings, rather than replicating what is done in the more established coffee markets.”

Most important is the increasing excitement among coffee professionals. Daniel Humphries of Origin Coffee Network has a good insight, “As specialty coffee matures in the region, I would like to see more young people able to make a career out of it, to grow a truly deep understanding of coffee, including understanding origin, coffee farms, and green coffee. That kind of depth helps the entire industry blossom.”

In order for consumer interest and demand to grow, the local specialty coffee communities need to work together: “Industry players coming together to grow the industry, meaning to grow the base of coffee drinkers and to share. In the past, it was almost impossible to get three to five roasters to be in the same room, now they all attend events together. This is amazing!” states Leon Foo of Papa Palhetha. It’s only through this collective effort that the same excitement can be transmitted to consumers in Southeast Asia. Unanimously, when I asked my specialty coffee colleagues and friends “What would you like to see happen?” the answers all related back to the consumer in some way: wanting consumers to understand what specialty coffee is about, being able to share stories about the coffee, and dveeloping a greater appreciation for it.

Those local consumers who are curious, adventurous, and have the desire to learn are what make the industry here exciting. Unlike many others, Southeast Asian consumers are not afraid to try new trends, and continually push the food and beverage industry to provide new engaging and innovative experiences.

This is also the biggest challenge–how to keep these consumers engaged. Many here just want to experience the trendiest and newest thing without caring to understand what goes into it. My hope, and the hope of many specialty coffee entrepreneurs, is to help these consumers turn coffee from a fad into something that is woven into their everyday lives.

Truly, specialty coffee in Southeast Asia is rapidly growing. Given more time, it will certainly expand to produce better quality specialty coffee in green and retail markets and become an important player in innovative and exciting ideas the way specialty coffee is presented.

Bronwen Serna is the Director of Coffee and Education at The New Black. She currently lives in Singapore and has no shame about drinking a traditional coffee with sweetened condensed milk once in a while.

Lonely Planet

This coffee farm has been in the family of Rolan since the 1860s. It's part of a K'Ho coffee-growing cooperative that ensures that profits are directly supporting the K'Ho minority farmers. The beans are Arabica, including varieties grown in Africa, which are rarely found in Vietnam even though it's the world's second-biggest coffee producer. If you call Josh and Rolan in advance, you can stop by to see the plantation and pick up some Fair Trade, locally roasted beans.

They also stock beautiful traditional weavings done by the K'Ho women in the community. Predominantly blue and intricately embroidered, each takes weeks to complete; prices start from 1,200,000d.



Read more: http://www.lonelyplanet.com/vietnam/dalat-around/sights/farms-workshops-factories/k-ho-coffee#ixzz42yFqmFNc

Thanh Niên

Chàng trai Mỹ dưới chân núi Lang Biang

07:00 AM - 09/02/2016 Thanh Niên

Josh thử hương vị cà phê - Ảnh: Lâm Viên

Josh thử hương vị cà phê - Ảnh: Lâm Viên

Josh Guikema (năm nay 32 tuổi) làm việc cho Công ty Green Energy, chuyên tổ chức các tour du lịch bằng xe Vespa cho khách nước ngoài chu du khắp các tỉnh thành Việt Nam. Năm 2009, một lần đưa khách đến xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thưởng thức cồng chiêng, Josh bị cô gái K’Ho có làn da nâu duyên dáng Cơ Liêng Rolan (28 tuổi) “hớp hồn”. 

Josh và Rolan

Nhập gia tùy tục
mà. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống cùng vợ con tại đây. Tôi yêu vợ con tôi và mọi thứ ở miền đất này, đặc biệt
là cà phê 

Josh Guikema (Mỹ)

Josh kể, trong một lần anh đưa mẹ cùng đoàn khách đến Lang Biang thưởng thức cồng chiêng, mẹ anh bị cuốn hút bởi những vũ điệu của các sơn nữ người K’Ho. Sau khi xem Rolan múa hát và biểu diễn đàn tơ rưng, bà tới nói với cô: “Ước gì cô là con của tôi". Sau đó, Josh và Rolan trao đổi số điện thoại cho nhau, việc liên lạc giữa hai người không trở ngại nhiều vì vốn tiếng Anh của Rolan khá tốt. 

Còn Rolan kể, ban đầu làm quen với Josh, cô cũng chỉ nghĩ là một người bạn nước ngoài mến mộ mình thôi, nhưng Josh cứ liên tục “tấn công’’ khiến cô xiêu lòng. Giữa năm 2011 đội cồng chiêng của Rolan được mời xuống TP.HCM biểu diễn. Biết tin, Josh tới xem rồi đón cô đi chơi và giới thiệu với bạn bè. Kể từ đó, Josh nhiều lần tìm đến nhà của Rolan ở buôn Bnơr’C. Lần đến vào đúng thời điểm thu hoạch cà phê Arabica, Josh cũng theo mọi người mang gùi ra rẫy hái cà phê. Anh háo hức chạy khắp vườn, níu cành cà phê trĩu quả ngắm nghía, nếm thử những quả chín... 

Rolan nhớ lại: "Lần đó, Josh chính thức tỏ tình và nói sẽ bỏ công việc ở TP.HCM về làng em để sinh sống. Em không thể ngờ đúng một tuần sau, Josh lên nhà em thật, trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và gia đình”. Ban đầu Josh thuê một căn phòng tại Đà Lạt để ở và hằng ngày lái xe đến nhà Rolan phụ giúp cuốc cỏ, tỉa cành cà phê. Thời điểm đó, bố mẹ Rolan chưa thực sự tin tưởng tình yêu của Josh. Nhưng sau một thời gian dài thử thách, thấy chàng trai mắt xanh, da trắng, tóc ánh kim sống hòa đồng với mọi người, chăm chỉ làm việc đồng áng thì bố mẹ Rolan đồng ý “bắt chồng” cho con gái. 

Đầu năm 2014, đám cưới Rolan và Josh được tổ chức tại ngôi nhà thờ nhỏ ở làng Bnơr’C. Từ đó đến nay Josh ở rể tại ngôi làng nhỏ dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ.

K’Ho Coffee

Hiện nay Josh và Rolan sống trong ngôi nhà gỗ xinh xắn do chính anh thiết kế và xây dựng, nằm trên sườn đồi giữa vườn cà phê Arabica. Hai người đã có một con trai là Lee Henry Guikema Cơ Liêng. Là người từng nghiên cứu khá kỹ về cà phê, Josh nhận xét cà phê Arabica của Lang Biang “là loại cà phê ngon nhất”, nhưng người dân K’Ho ở đây lại không được thưởng thức, bởi đến mùa thu hoạch là họ bán luôn trái cà phê tươi. Từ đó, Josh bắt tay nghiên cứu chế biến. 

Cà phê hái về được tuyển lựa kỹ càng, sau khi phơi khô tự nhiên sẽ được rang và xay thủ công thành bột cà phê Arabica nguyên chất. Josh và Rolan mời bà con buôn làng thưởng thức, tiếp đó mời du khách trong và ngoài nước uống thử, ai cũng khen ngon. Cũng từ đây ý tưởng tạo thương hiệu K’Ho Coffee được triển khai. Đến năm 2014, Josh mang K’Ho Coffee tham dự hội chợ “Organic Famers’ Market” tại TP.HCM. Mục đích của đôi vợ chồng trẻ này là sản xuất, chế biến cà phê Arabica đạt chất lượng cao nhất. Josh đưa ra quy trình chăm bón, thu hoạch, bảo quản cà phê để đạt chuẩn Organic và hướng dẫn bà con làm theo. Sản phẩm làm ra Josh và Rolan thu mua với giá cao hơn giá thị trường. Cà phê hái từ rẫy về được rửa, phân loại, xay vỏ rồi phơi nắng chứ không sấy. Josh nói: “Phơi nắng mất 20 ngày cà phê mới khô, nhưng sẽ giữ được hương vị tự nhiên, cà phê có chất lượng ngon hơn”. 

Cũng ngay trong năm 2014, Công ty Coffee Real Speciality Coffee Roasters đến làng Bnơr’C khảo sát quy trình sản xuất K’Ho Coffee, sau đó đặt hàng vợ chồng Josh 20 tấn/năm. Đây là niềm vui, hạnh phúc của Josh và Rolan, nhưng vì quy mô sản xuất còn nhỏ, Josh đành phải từ chối để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa K’Ho Coffee. “Chúng tôi muốn thiết lập một thương hiệu cà phê mới tại Việt Nam, K’Ho Coffee”, Josh nói và giải thích thêm, đặt tên thương hiệu K’Ho Coffee là để nhấn mạnh tới sản phẩm cà phê đặc trưng do chính những người K’Ho ở chân núi Lang Biang này làm ra.

Năm 2015, nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến ngôi nhà nhỏ của Josh và Rolan để tận mắt xem quy trình thu hoạch, chế biến cà phê, đồng thời thưởng thức hương vị cà phê được rang xay tại chỗ. K’Ho Coffee được bán với giá 400.000 đồng/kg, có những du khách mua một lần 5 kg để làm quà. Hiện K’Ho Coffee được bán tại 7 cửa hàng ở Đà Lạt (2 cửa hàng), Nha Trang, Tuy Hòa, Đồng Hới, Hội An và TP.HCM. 

Khi được hỏi Josh có hài lòng với cuộc sống hiện tại, anh cười và nói tiếng Việt: “Nhập gia tùy tục mà. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống cùng vợ con tại đây. Tôi yêu vợ con tôi và mọi thứ ở miền đất này, đặc biệt là cà phê”.

Lâm Viên

VietNamNet

American cultivates the – K’Ho coffee brand

Last update: 14:00 | 10/05/2015

VietNamNet Bridge – Josh and his wife Rolan, a member of the K'Ho Cil tribe, have been regularly transporting coffee grown by her community near Lang Biang Mountain to Saigon since 2013.

Initially Josh, an American, was just trying to help the community find customers for their green arabica coffee beans, but over the past couple of years that has given rise to the impetus to create a branded roasted coffee product.

He first came to Vietnam in 2009 fresh out of a Michigan college to work for a Vietnamese travel agency specializing in organizing Vespa tours from Ho Chi Minh City to Nha Trang, Dat Lat and a number of south-western provinces.

In 2010, as luck would have it, he met Co Lieng Rolan while escorting a group of tourists to Mong Mo hill in Da Lat. They subsequently married, built a comfortable word-frame house and had a son. That is when Josh got his first taste of the coffee business.

Although at the time, the coffee business was all new to him, he quickly mastered the techniques of growing, harvesting and processing arabica varieties in the fertile volcanic high-altitude soils. 

But it was an organic farmers market in Ho Chi Minh City in 2012 that set him onto the idea of creating a brand for the community’s coffee. After the fair a large foreign coffee producer offered to purchase 20 tonnes of coffee annually after reviewing his operations.

Of course Josh turned down the offer because he wasn’t set up for that capacity of production, but the seed for the idea for the K’Ho Coffee brand for the community had been planted.

With a vision to creating a specialty coffee product that stood out from all the rest with uniqueness all its own, Josh scraped up the money to acquire a brand new 20 kilo CRM roasting machine.

He also came up with a simple design that is readily identifiable as the – the K’Ho Coffee’s label – which he has had copyrighted.

Since then Josh has also regularly convened groups from the community and led discussions that introduced the concept of specialty coffee, its place in the market, sustainability, and the importance of a transparency in the production methods used.

At these meetings the members of the local community have learned the importance of working collaboratively and sharing their different perspectives and techniques regarding coffee growing and processing. 

As a result a lot of information is now being shared and one can clearly sense a stronger community in the K'Ho Cil tribe.  All topics have been on the table at these discussions as they have touched on everything from the basics of hygiene and brewing to abstract latte art.  

Technology has played a vitally important role in the success Josh has had with developing the community’s brand to date and he has expertly extended his business by connecting with American and European businesses via the Internet.

One of the community’s marketing techniques is to cater to tourists at the foothills of Langbiang, which attracts hundreds of thousands every year. Many of these tourists have said that the community’s coffee is some of the most consistently clean and delicious that they have ever tasted.

This heart-warming story of a young American and his commitment to develop a coffee brand for the K'Ho Cil gives one a lot of faith that the brand will be bearing fruit for many years into the future.



Click 49

Lâm Đồng: Chàng rể người Mỹ và giấc mơ cà phê K’Ho

Thảo luận trong 'Báo Lâm Đồng' bắt đầu bởi Cupid11 Tháng 01 2016.

Gặp và yêu người con gái của núi rừng Langbiang, chàng trai 32 tuổi Joshua Guikema quyết định bỏ lại tất cả và làm rể trên cao nguyên Lâm Đồng. Chuyện tình đẹp của chàng trai người Mỹ và cô gái K’Ho đơm hoa kết trái với cậu con trai kháu khỉnh. Chưa dừng lại ở đó, họ lại cùng nhau thực hiện giấc mơ xây dựng thương hiệu cà phê dành riêng cho dân tộc K’Ho nơi đây.

Chàng rể của buôn làng


Buôn B’Nớr C những ngày cuối năm. Mùa này, cà phê đã thu hoạch xong. Một vụ rẫy nữa đi qua để nhường chỗ cho niềm hân hoan đón Tết cổ truyền. Tết năm nay, chàng rể người Mỹ Joshua lại sum vầy cùng gia đình nhỏ và bà con trong buôn làng của người K’Ho Cill dưới chân núi Langbiang của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Lũ làng ở đây đã quen, với hình ảnh chàng trai người Mỹ cao to với đôi mắt xanh sâu thẳm như đại ngàn hàng ngày băng rừng lên rẫy, chăm chỉ lao động như người bản xứ. Gắn bó với miền cao nguyên này ngót nghét 5 năm, khi được hỏi vì sao chọn ở lại Langbiang mà không trở về quê nhà, bằng giọng tiếng Việt trọ trẹ, Joshua trả lời: Tất cả vì cô ấy - vì Rolan!
 

Chàng trai người Mỹ tự tay hái chọn những quả cà phê Arabica chín đỏ tại vùng đất Lang Biang

Chàng trai người Mỹ tự tay hái chọn những quả cà phê Arabica chín đỏ tại vùng đất Lang Biang


Cuộc đời lang bạt. Năm 2008 Joshua rời nước Mỹ, bắt đầu làm việc cho một công ty ở Campuchia chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách nước ngoài. Những chuyến công tác kéo dài ở nhiều nơi khác nhau trong đó có cả Việt Nam. Đôi chân của Joshua in dấu khắp nơi, từ xứ biển Nha Trang, Đà Nẵng đến phố cổ Hội An hay thành phố sôi động bậc nhất là TP. Hồ Chí Minh. Rồi một ngày, chàng trai Mỹ đặt chân tới thành phố hoa Đà Lạt - Lâm Đồng. Tại đây Joshua lần đầu tiên gặp Cơ Liêng Rolan - khi ấy đang là nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ. Ngoài tuổi đôi mươi, cô sơn nữ Rolan kiêu hãnh như chú nai rừng. Gặp rồi mê tiếng đàn T’Rưng, say đắm nét duyên dáng của người con gái K’Ho. Joshua thiệt thà: “Tôi yêu cô ấy hồi nào không hay, thế rồi chọn ở lại luôn và làm đám cưới. Tôi thành chàng rể của người K’Ho”.

Cao nguyên này cách quê nhà nửa vòng trái đất, hỏi Joshua có thấy buồn không. Anh nói như đinh đóng cột, không đâu, mình ở đây vui mà, các anh chị em trong gia đình mình cũng đi làm việc khắp nơi trên thế giới. Ở đây Joshua có gia đình, có tổ ấm của mình. Thật vậy, ngôi nhà gỗ xinh xắn của Joshua và Rolan nằm giữa vườn cà phê, vươn vai hướng về phía núi Langbiang.
 

Joshua phơi nhân cà phê theo phương pháp thủ công nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

Joshua phơi nhân cà phê theo phương pháp thủ công nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.


Ngôi nhà gỗ do chàng rể Mỹ tự thiết kế. Rồi hai vợ chồng cùng bà con buôn làng mua gỗ về làm nhà. Trong căn nhà ấy hàng ngày đầy ắp tiếng nô đùa của chàng “hoàng tử” Henry Guikema Cơ Liêng - kết quả của mối tình chàng trai Mỹ và cô sơn nữ Rolan. “Ngôi nhà này cũng là nơi gia đình mình đón khách, quảng cáo sản phẩm cà phê K’Ho mà hai vợ chồng gây dựng thương hiệu” - chàng rể người Mỹ mở đầu một câu chuyện khác, câu chuyện về sản phẩm cà phê sạch của người dân tộc K’Ho giữa đại ngàn.

Cà phê của người K’Ho

Vùng Langbiang này, cà phê Arabica là đặc sản. Vốn yêu thích hương vị của loại thức uống mạnh mẽ cộng với kiến thức tích lũy khi còn là sinh viên ngành nông nghiệp, chàng trai người Mỹ đã nung nấu tạo một thương hiệu cà phê chất lượng cao xuất xứ từ vùng đất này. Được sự trợ giúp đắc lực của người vợ Rolan từng sinh ra và lớn lên cùng cây cỏ đại ngàn, cả hai nhanh chóng triển khai kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê mang tên “K’Ho Coffee”. Rolan giải thích: “Mình là người con ở đây, chứng kiến cách người dân trồng cà phê từ lâu nên mình muốn giúp đỡ mọi người khẳng định thương hiệu cà phê của địa phương, xây dựng sản phẩm đặc trưng riêng cho người K’Ho”.

Nghĩ và làm. Khi triển khai, tiêu chí hàng đầu của Joshua - Rolan là cà phê phải trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng chất hóa học. Do đó, từ quy trình trồng đến sơ chế, thành phẩm phải làm thủ công hoàn toàn, tuân thủ quy định nghiêm ngặt vấn đề đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Vốn có kinh nghiệm trồng cà phê, hai vợ chồng Joshua và Rolan cứ miệt mài hướng dẫn quy trình trồng cà phê sạch như con ong chăm chỉ tìm mật giữa rừng. Họ hướng dẫn bà con cách trồng cà phê mà không sử dụng thuốc hóa học, chất kích thích, phân bón kém chất lượng… để đảm bảo theo chuẩn hữu cơ hoàn toàn. Đến mùa thu hoạch, cà phê được tuyển chọn kỹ càng với những quả chín đỏ mọng. Sau đó được đưa về nhà tách vỏ, ủ men, phơi nắng rồi đến công đoạn rang, xay cà phê, cho ra lò những mẻ thành phẩm nguyên chất, còn vương vấn cả hương vị cao nguyên nồng nàn.

Sau khi hoàn thành quy trình sản xuất, chế biến, họ lại tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm K’Ho Coffee. Bằng kinh nghiệm tích lũy từ những chuyến đi “phượt” trước đây tại Việt Nam, những mối quan hệ với bạn bè người nước ngoài, Joshua chịu trách nhiệm liên kết thị trường, tìm đầu ra và tìm cửa hàng quảng bá sản phẩm. Ngay tại “ngôi nhà trên cao nguyên”, họ cũng phục vụ các đoàn tham quan vườn cà phê, giới thiệu công đoạn chế biến sản phẩm và dùng thử cà phê miễn phí. Joshua nói: “Hiện nay đã có 7 cửa hàng trong cả nước sử dụng sản phẩm cà phê của chúng tôi và làm kênh phân phối tiêu thụ. Trong đó Đà Lạt có hai cửa hàng, các thành phố lớn khác như Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh cũng có cửa hàng giới thiệu cà phê K’Ho”.

Hiện nay, ngoài diện tích cà phê của gia đình, Joshua - Rolan còn liên kết với các hộ trồng cà phê Arabica trong vùng với tổng diện tích 50 ha làm vùng nguyên liệu riêng. Nhờ tuân thủ quy trình chuẩn, cà phê tươi được mua lại với giá cao hơn thị trường giúp bà con tin tưởng, duy trì phương pháp trồng cà phê sạch. Tin mừng là K’Ho coffee đã có chỗ đứng. Nhiều đoàn khách du lịch, đoàn tham quan, cả khách tây lẫn khách ta, đã tìm đến ngôi nhà gỗ trên cao nguyên, trải nghiệm vườn cà phê giữa triền đồi, nếm thử một ngụm cà phê nguyên chất và phải thốt lên: Ngon thế ! Vị du khách người Nhật Bản Masanori Hatanaka không ngần ngại chia sẻ: “Tôi và sinh viên đã đến thăm vườn cà phê K’Ho của Josh. Chúng tôi rất ngưỡng mộ dự án của anh ấy với những vườn cà phê chất lượng tuyệt vời, chúc anh ấy và gia đình thành công”.

Ước mơ của chàng rể người Mỹ Joshua cùng người vợ Rolan chưa dừng lại. Họ sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu cà phê cho người K’Ho và phát triển rộng ra trên những vùng đất khác. Chuyện tình yêu tựa như huyền thoại đã nẩy mầm cho một hoạch định táo bạo của chàng trai người Mỹ và cô gái K’Ho. Chúc cho câu chuyện ấy có một cái kết viên mãn, như chuyện tình yêu thần thoại dưới chân ngọn núi Langbiang tình sử!
 

Bài và ảnh: Nguyễn Dũng (Báo Tin Tức, 11/01/2016)